Trước nay, bạn vẫn quen cách ngâm tổ yến vào tô nước cho thật mềm tổ yến, các sợi yến rời ra và bạn nhặt từng sợi lông yến ra để có yến sạch. Tuy nhiên, với cách này có những nhược điểm sau:
- Tổ yến khi ngâm nước thường không mềm đều, có phần mềm nhanh, có phần lại lâu mềm nhất là phần chân 2 bên của tổ yến. Do vậy, nếu không để ý kiểm tra thường xuyên để lấy phần tổ yến đã mềm ra làm sạch trước thì phần đó sẽ bị mềm, nhão và không được ngon nữa.
- Cấu trúc của những sợi yến là sự xếp chồng, dính chặt của những sợi yến mảnh hơn để tạo nên 1 sợi yến dày. Do vậy, nếu sợi yến ngâm trong nước lâu, các sợi yến dày sẽ dễ bị phân tách thành các sợi yến mảnh hơn. Điều này sẽ làm giảm độ ngon của sợi yến.
- Yến ngâm lâu trong nước, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng của tổ yến.
Dụng cụ cần có
- Tổ yến thô cần làm sạch.
- Nhíp chuyên dụng gắp lông Yến.
- Một cái rây sạch.
- 1 chén nước sạch.
- 1 cái dĩa trắng (nên chọn dĩa trắng để dễ dàng thấy được các tạp chất và lông măng bám trong tổ yến).
- 1 bàn chải nhỏ (có thể dùng bàn chải đánh răng sạch).
- 1 khăn cotton sạch.
- 1 hộp có nắp đậy (nếu không có hộp có nắp đậy, bạn có thể sử dụng tô - chén và đậy bằng màng bọc thực phẩm).
Cách thực hiện đúng
Bước 2: Bọc tổ yến bằng khăn ẩm Sau khi chà sạch các tạp chất trên bề mặt tổ yến, chuẩn bị 1 khăn cotton, nhúng ướt và vắt ráo khăn cotton này. Dùng khăn cotton bọc tổ yến lại, cho miếng yến đã bọc khăn cotton vắt ráo nước bỏ vào hộp đậy kín nắp.
Bước 3: Cho hộp kín vào tủ lạnh Cho hộp đựng khăn bọc yến vào tủ lạnh. Thời gian để vào tủ lạnh từ 2 - 24 giờ tùy theo loại tổ yến. Ví dụ: bạch yến có thời gian khoảng 2 - 6 giờ, yến huyết khoảng 20 giờ (nhưng không quá 24 giờ). Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách cho hộp này vào tủ lạnh qua đêm. Qua sáng hôm sau là có thể tiến hành làm sạch.
Bước 4: Lấy hộp yến ra và nhặt lông Sau thời gian để tủ lạnh, lấy hộp yến ra và tiến hành làm sạch. Tách rời từng sợi yến và gắp lông ra. Sau khi gắp hết các lông yến lớn ra khỏi tổ yến, có thể cho tổ yến vào rây và để vào tô nước để gắp sạch những sợi lông li ti.
Kết quả: Ta có được các tổ tổ yến đã được làm sạch.
Ưu điểm của phương pháp
- Tổ yến mềm đều, không lo lắng tổ yến 1 phần bị nhão, 1 phần bị cứng.
- Tổ yến không ngâm lâu trong nước nên sợi yến sẽ to, dày.
- Đảm bảo dinh dưỡng của sợi yến, không lo bị mất chất.
- Hạn chế sự hao hụt sợi yến trong quá trình làm sạch.
Các bước chưng yến
Bước 2: Bỏ chén yến vào nồi nước và tiến hành chưng cách thủy tổ yến cho tới khi chén yến đạt nhiệt độ 85-90 độ C, lúc này chúng ta duy trì thêm 20-30 giây để loại bỏ vi sinh có hại sau đó tắt bếp và thêm gia vị như đường phèn hay một vài lát gừng cho thơm nếu thích.
Làm sao biết khi nào chén yến đạt 85-90 độ C? Theo kinh nghiệm, chúng ta có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ chén yến hoặc đơn giản hơn chúng ta quan sát tại thời điểm nhiệt độ 85-90 độ C dân gian vẫn gọi là “Nước reo” – nếu quan sát chúng ta sẽ nhìn thấy bọt nhỏ lăn tăn trên bề mặt chén yến. Thì tùy theo độ lửa của bếp mà thời gian “Nước Reo” này có thể rơi vào 20-30 phút.
Bươc 3: Bỏ chén yến vào tủ lạnh. Thì đây chính là bước áp dụng “Hạ nhiệt độ đột ngột” để giữ trọn vi chất và mùi vị của yến sào, khoảng 2 tiếng đồng hồ sau lấy ra và để xuống tủ mát để sử dụng dần.
6 Sai lầm khi chưng tổ yến
- Chưng tổ yến ở nhiệt độ quá cao (trên 100 độ) : Nấu trực tiếp dưới lửa
- Nấu tổ yến chung với các món ăn khác, trực tiếp dưới lửa
- Nấu tổ yến hoặc hâm yến trong lò vi sóng
- Chưng tổ yến trong nồi cơm điện
- Chưng yến trong nồi chưng yến chuyên dụng KHÔNG HẸN GIỜ
- Tổ yến không được bảo quản lạnh sau khi chưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét