Vi cá cùng được đánh giá là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng vfa quý hiếm hiện nay. Các loại vi cá thường chỉ được dành cho những người có khả năng về kinh tế cao, những người trong giói thượng lưu mới có thể sử dụng vi cá. Tuy nhiến, hiện nay, những người bình thường vẫn có thể sử dụng các loại vi cá hay tổ yến bởi sản phẩm đã được bày bán tại những cửa hàng uy tín. Với những công dụng tốt nhất về sức khỏe, sự kết hợp giữa tổ tổ yến và vi cá đang được nhiều chị em phụ nữ làm nội trợ học cách chế biến súp tổ yến hầm vi vá đúng cách.
1. Nguyên liệu cần có
– 3gr thịt cua
– 1gr vi cá
– Xương heo để ninh nước dùng
– Nước ấm, gia vị mắm muối, xoong đun, chậu.
2. Các bước chế biến
Bước 1. Làm sạch tổ yến (Tham khảo hướng dẫn cách làm sạch tổ yến nhanh và hiệu quả) rồi ngâm yến với nước ấm khoảng 10 phút thì cho ra. Bước 2. Ninh xương heo thành nước dùng.Bước 3. Làm sạch thịt cua và xé nhỏ
Bước 4. Vi cá rửa sạch sau đó cũng ngâm vào nước ấm đến khi nở đều ra.
Bước 5. Bỏ tổ yến vừa ngâm nở vào cùng với vi cá, thịt cua và nước dùng rồi nêm nếm gia vị vừa miệng. Cuối cùng chưng cách thủy súp khoảng 30 phút cho đến khi sợi yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng là được. Có thể dùng nồi nấu chậm đa năng để nấu, món súp tổ yến vi cá sẽ được thơm và ngon hơn, đặc biệt chất dinh dưỡng của món ăn sẽ không bị mất đi trong khi nấu. Trên đây là những hướng dẫn cách chế biến súp tổ tổ yến vi cá cùng càng cua đơn giản, nhanh chóng mà giữ được tối đa những dinh dưỡng cho người dùng, các thành viên trong gia đình
Công thức chưng tổ yến với đường phèn
Nguyên liệu cần chuẩn bị -Tổ yến tinh chế : 1 tổ - Đường phèn: Tùy khẩu vị - Nước sạch - Nồi nắp kiếng để có thể tiện theo dõi quá trình chưng yến (Nếu có thể thì bạn nên dùng thố chưng yến) - Một chén sứ nhỏ, có nắp để đựng yến trong quá trình chưng - Một chút gừng (có thể có hoặc không)
Cách chưng tổ yến với đường phèn 1. Ngâm yến vào nước sôi để nguội khoảng 20-30 phút (nếu có những chỗ yến chưa tan thì bạn dùng tay bóp nát ra), sau đó bạn dùng rây để bỏ nước của yến đi và cho yến vào chén sứ nhỏ. Bạn đổ nước sạch vào cho ngập hơn yến 1 chút, bắt đầu cho vào nồi chưng. 2. Với nồi chưng yến thì bạn đổ nước vào nồi rồi đặt bát yến vào, sao cho nước ngập 2/3 chén đựng yến là được.
Sau đó bạn đun nước cho sôi rồi bật lửa nhỏ đi, chưng trong khoảng 20-30 phút là yến chín. (Nếu bạn sợ nước tràn vào yến thì bạn có thể dùng xửng hấp nhé) 3. Trong quá trình đợi yến chín thì nếu bạn muốn ăn thêm gừng để cho đỡ lạnh bụng thì bạn cạo vỏ gừng và cắt thành miếng hoặc sợi nhỏ. Khi yến chín thì bạn tắt bếp, cho đường phèn và gừng đã thái sẵn vào, đảo đều là xong. Đợi nguội thì bạn nhấc chén yến ra.
4. Yến chín bạn có thể ăn nóng, hoặc để nguội ăn cũng rất ngon. Khi ăn thì bạn chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn khoảng 5gr và ăn đều đặn sẽ phát huy được tác dụng bồi bổ sức khỏe nhất.
Khi chế biến món tổ yến chưng đường phèn cần lưu ý :
2. Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70-80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Phần yến bên trong thố sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, nước trong thố sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.
3. Nấu với lửa vừa và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 70-80oC. sẽ mất công dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa. Chất Protein có trong tổ yến cũng sẽ bị mất khi tiếp súc với nhiệt độ quá cao. bạn hãy luôn nhớ để lửa vứa và nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 70-80oC.
4. Thời gian chưng yến phải đủ lâu. Nếu bạn muốn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 20-30 phút, sau đó để trong nồi thêm 20 phút nữa. Đối với người già yếu hoặc trẻ nhỏ nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của tổ yến một cách tốt nhất, bạn nên chưng thêm cho tới khi yến tan ra (có khi thời gian chưng phải lên đến 5-6 giờ).
5. Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.
6. Cho thêm một lát gừng mỏng vào tổ yến chưng đường phèn. Gừng có tác dụng trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho bát yến.
7. Chỉ nên cho đường phèn vào sau cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.
8. Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng. Với những chia sẻ trên mong rằng các bạn sẻ giúp các bạn chế biến tổ yến chưng đường phèn giữ được dưỡng chất tốt nhất của tổ yến mà không gây lãng phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét