Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Điểm danh những sai lầm khi ăn yến sào - Vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng ?

Tổ yến là món ăn đại bổ. Nhưng sử dụng sai cách có thể gây tác dụng ngược cực kỳ nguy hiểm. Cùng “chỉ mặt đặt tên” những sai lầm khi ăn tổ yến thường gặp nhất để phòng tránh nhé!


Ăn tổ yến “vô tội vạ”

>> Chưng yến sào như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với nồi điện siêu nhanh 

Đây thực sự là một sai lầm khi ăn tổ yến khá nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng, tổ yến rất bổ dưỡng nên càng ăn nhiều càng tốt;vì cơ thể sẽ được cung cấp được nhiều dưỡng chất hơn. Nhưng thực tế cho thấy nhiều trừng hợp người già yếu,;sức khỏe không tốt sử dụng liên tục tổ yến vì muốn khỏe nhanh nhưng lại gây ra tác dụng ngược. Kết quả là cơ thể tiêu hóa không nổi, gây khó chịu, trướng bụng. Nặng hơn còn có thể không ăn uống gì được trong mấy ngày liền.

 Lý giải cho điều này, các chuyên gia tổ yến cho biết:;“Vì trong tổ yến có quá nhiều đạm, mà phần đạm dư thừa không thể hấp thu hết sẽ gây đầy bụng,;khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe”. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, liều lượng sử dụng tổ yến cho người già và người bệnh là mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 3gr yến, 1 tuần dùng 2-3 lần. Trường hợp người khỏe mạnh có thể ăn 5gr/lần, 1 tuần ăn 2-3 lần. Không nên sử dụng quá nhiều.


>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với hạt sen cực kì hấp dẫn 

Ăn bất cứ lúc nào muốn


Ăn tổ yến không đúng thời điểm cũng là một sai lầm khi ăn tổ yến khá thường gặp. Tuy không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhưng lựa chọn thời điểm phù hợp để sử dụng yến cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong yến. Thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thu yến là lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Buổi sáng, dạ dày đang trống nên việc ăn tổ yến sẽ giúp cơ thể hấp thu được toàn bộ dưỡng chất trong yến. Còn buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, dạ dày không quá mệt nhọc nên việc hấp thu dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn. Không nên dùng tổ yến ngay khi mới ăn no xong.

Dùng cho mọi đối tượng


Tổ yến có công dụng bồi bổ rất tốt, thích hợp cho người bệnh sử dụng. Tuy nhiên không phải trường hợp bệnh nào cũng dùng được yến sào. Cụ thể, người mắc các bệnh: sốt, cảm cúm, đau đầu, đau bụng do hàn, đầy bụng, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm đường tiết niệu, ho nhiều đờm trong và loãng,… nhìn chung là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt thì không nên dùng yến sào. Đối tượng có tì vị hoạt động quá yếu, không thể hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm cũng không nên dùng yến sào. Những trường hợp như trên, tốt nhất nên đi khám sớm để điều trị. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng.  

Yến chưng quá lâu

Nhiều người nghĩ tiến hành cách chưng tổ yến quá lâu thì càng bổ. Nhưng thực sự đây lại là một sai lầm khi ăn tổ yến bạn nên tránh. Thông thường, thời gian chưng tổ yến khoảng 25-30 phút là tốt nhất. Chưng theo cách này, sợi yến mềm, dai, dễ ăn mà dinh dưỡng lại được trọn vẹn. Nếu chưng quá lâu, sợi yến sẽ nhão mà nhiệt độ cao quá cũng khiến một số chất dinh dưỡng trong yến mất đi. Thêm một lưu ý là nếu bạn mua yến mà được người bán tư vấn là phải chưng thật lâu mới mềm thì rất có thể đó chính là tổ yến giả, kém chất lượng.

Cho bà bầu dùng yến ngay khi mới mang thai


Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bà bầu dùng yến quá sớm có thể khiến quá trình phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Một vài nguồn tin khuyên rằng nên cho bà bầu dùng yến ngay những tháng đầu thai kỳ sẽ tốt cho sức khỏe. Bởi tổ yến giúp người mẹ tăng sức đề kháng, ngừa ốm nghén, mệt mỏi. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các bác sĩ, người dùng nên căn cứ vào tình trạng cơ thể mà sử dụng yến cho thích hợp. Tốt nhất, bà bầu nên dùng yến để bồi bổ sau tháng thứ 3 thai kỳ. Để an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi dùng yến.



Vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng?


Để các món ăn từ tổ yến được thơm ngon và hấp dẫn hơn,;nhiều nguyên liệu khác nhau đã được sử dụng kết hợp thêm như hạt sen, táo tàu,… Tuy nhiên để có thể đảm bảo tốt nhất các dinh dưỡng còn trong yến sào;thì không nên trộn vào nguyên liệu hay món ăn khác trước khi chế biến. Theo các chuyên gia về yến, khi chế biến tổ yến, bạn không nên nấu tổ yến trực tiếp trên lửa to hay nhiệt độ cao. Bạn cũng không nên cho tổ yến vào hỗn hợp khác để nấu chung.

Điều này để đảm bảo giữ lại các dinh dưỡng có trong tổ yến. Phương pháp tốt nhất chính là bạn nên chưng cách thủy tổ yến riêng sau đó mới trộn chung vào món ăn bạn cần chế biến. Và hãy nhớ nên chưng tổ yến trên lửa nhỏ thôi nhé, hoặc sử dụng nồi chưng chuyên dụng càng tốt. Chế biến tổ yến đúng cách là yến nấu xong vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng, hương vị đặc trưng và độ dai giòn của nó. Mà nếu muốn như vậy thì biện pháp thích hợp duy nhất chỉ có chưng yến mà thôi.

Chưng tổ yến thế nào để lưu giữ được nhiều dinh dưỡng nhất


Sau khi đã hiểu được lý do vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng, chúng tôi sẽ bật mí cùng bạn cách chưng tổ yến đường phèn khoa học từ chuyên gia dưới đây.
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với mật ong 

  Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • Tổ yến: 5gr, đã sơ chế.
  • Đường phèn: 3 thìa cà phê. Bạn có thể tùy chỉnh gia giảm tùy khẩu vị người dùng.
  • Nước.
  • Nồi và bát dùng để chưng cách thủy.
Thực hiện: Yến đã sơ chế sạch (không còn lông và tạp chất) ngâm nước cho nở. Sau khi yến nở, cho vào bát, thêm chút nước và đặt trong nồi để chuẩn bị chưng.

  Lưu ý: không nên cho đường phèn vào để chưng yến ngay từ ban đầu.   Cho nước vào nồi ngập đến ½ bát yến chưng. Không nên cho nước nhiều quá bởi nước sẽ trào vào bát yến khi nước sôi, làm giảm bớt dinh dưỡng trong yến sào. Đặt nồi lên bếp, đậy nắp và bật lửa nấu. (Hoặc bạn cũng có thể chưng tổ yến bằng nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian) Tùy theo loại tổ yến (yến đảo hay yến nhà) mà thời gian bạn chưng yến khác nhau. Thường với yến nhà, thời gian chưng chỉ mất khoảng 20 phút là đủ. Hãy canh chừng vừa đủ thời gian chưng yến. Nếu chưng quá lâu sẽ khiến sợi yến bị nhão. Mùi hương đặc trưng cũng như dinh dưỡng trong tổ yến cũng bị mất đi. Sau 20 phút chưng, nên kiểm tra độ mềm của tổ yến đã đạt chưa. Nếu được rồi, cho đường phèn vào và tắt bếp.

Để khử mùi tanh và giúp món ăn thêm thơm ngon bạn có thể thêm vào bát yến chưng khoảng 2 lát gừng tươi. Cho gừng tươi vào yến chưng sẽ rất tốt khi dùng cho người bị huyết áp thấp. Hạn chế lượng đường phèn trong tổ yến nếu bạn bị tiểu đường. Tổ yến dùng nóng hay lạnh đều được, tùy ý thích của bạn. Vì dù nóng hay lạnh thì chất dinh dưỡng trong tổ yến vẫn còn nguyên Qua bài viết này, hẳn là mọi người đã có thể lý giải được vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng cũng như cách chưng tổ yến đúng cách.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét