Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng -Bồi bổ bằng yến sào – Đẹp khi trẻ, khỏe lúc già

Ban đã bao giờ tự hỏi vì sao tất cả các chuyên gia về tổ yến đều khẳng định rằng cách chế biến tổ yến tốt nhất là chưng, và tổ yến dùng trong bất cứ món ăn nào thì đều phải chưng trước? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng.  

Tại sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng?


Để các món ăn từ tổ yến được thơm ngon và hấp dẫn hơn,;nhiều nguyên liệu khác nhau đã được sử dụng kết hợp thêm như hạt sen, táo tàu,… Tuy nhiên để có thể đảm bảo tốt nhất các dinh dưỡng còn trong yến sào;thì không nên trộn vào nguyên liệu hay món ăn khác trước khi chế biến. Theo các chuyên gia về yến, khi chế biến tổ yến, bạn không nên nấu tổ yến trực tiếp trên lửa to hay nhiệt độ cao. Bạn cũng không nên cho tổ yến vào hỗn hợp khác để nấu chung. Điều này để đảm bảo giữ lại các dinh dưỡng có trong tổ yến.

Phương pháp tốt nhất chính là bạn nên chưng cách thủy tổ yến riêng sau đó mới trộn chung vào món ăn bạn cần chế biến. Và hãy nhớ nên chưng tổ yến trên lửa nhỏ thôi nhé, hoặc sử dụng nồi chưng chuyên dụng càng tốt. Chế biến tổ yến đúng cách là yến nấu xong vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng, hương vị đặc trưng và độ dai giòn của nó. Mà nếu muốn như vậy thì biện pháp thích hợp duy nhất chỉ có chưng yến mà thôi.



Chưng tổ yến như thế nào để lưu giữ được nhiều dinh dưỡng nhất !


  Sau khi đã hiểu được lý do vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng, chúng tôi sẽ bật mí cùng bạn mẹo chưng tổ yến từ chuyên gia dưới đây.

  Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • Tổ yến: 5gr, đã sơ chế.
  • Đường phèn: 3 thìa cà phê. Bạn có thể tùy chỉnh gia giảm tùy khẩu vị người dùng.
  • Nước.
  • Nồi và bát dùng để chưng cách thủy.
Thực hiện: Yến đã sơ chế sạch (không còn lông và tạp chất) ngâm nước cho nở. Sau khi yến nở, cho vào bát, thêm chút nước và đặt trong nồi để chuẩn bị chưng.

  Lưu ý: không nên cho đường phèn vào để chưng yến ngay từ ban đầu.   Cho nước vào nồi ngập đến ½ bát yến chưng. Không nên cho nước nhiều quá bởi nước sẽ trào vào bát yến khi nước sôi, làm giảm bớt dinh dưỡng trong yến sào. Đặt nồi lên bếp, đậy nắp và bật lửa nấu. (Hoặc bạn cũng có thể chưng tổ yến bằng nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian) Tùy theo loại tổ yến (yến đảo hay yến nhà) mà thời gian bạn chưng yến khác nhau. Thường với yến nhà, thời gian chưng chỉ mất khoảng 20 phút là đủ. Hãy canh chừng vừa đủ thời gian chưng yến. Nếu chưng quá lâu sẽ khiến sợi yến bị nhão. Mùi hương đặc trưng cũng như dinh dưỡng trong tổ yến cũng bị mất đi.

 Sau 20 phút chưng, nên kiểm tra độ mềm của tổ yến đã đạt chưa. Nếu được rồi, cho đường phèn vào và tắt bếp. Để khử mùi tanh và giúp món ăn thêm thơm ngon bạn có thể thêm vào bát yến chưng khoảng 2 lát gừng tươi. Cho gừng tươi vào yến chưng sẽ rất tốt khi dùng cho người bị huyết áp thấp. Hạn chế lượng đường phèn trong tổ yến nếu bạn bị tiểu đường. Tổ yến dùng nóng hay lạnh đều được, tùy ý thích của bạn. Vì dù nóng hay lạnh thì chất dinh dưỡng trong tổ yến vẫn còn nguyên Qua bài viết này, hẳn là mọi người đã có thể lý giải được vì sao các món ăn từ tổ yến đều phải chưng cũng như cách chưng tổ yến đúng cách.




Tổ yến – Từ món quà thanh xuân...


Một sức khỏe tốt, một thanh hình cân đối, trẻ lâu là mong muốn của tất cả mọi người. Nhưng ngày nay, có quá nhiều tác động bên ngoài khiến chất lượng cuộc sống ngày càng “đi xuống”. Từ vấn nạn thực phẩm bẩn đe dọa sức khỏe,;đến ô nhiễm môi trường gây ra hàng loạt bệnh tật về hô hấp, đường ruột, da liễu; tệ hơn nữa là căn bệnh ung thư vẫn luôn rình rập và đe dọa sức khỏe con người. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là lời khuyên hoàn toàn đúng đắn của ông bà ta thời xưa. Trong đó, “phòng bệnh” bằng thực phẩm là cách đơn giản mà hiệu quả nhất; vừa giúp tăng sức đề kháng, giữ dáng, đẹp da, duy trì chất lượng cuộc sống.

Và nhắc đến thực phẩm cho sức khỏe, tất nhiên không thể bỏ qua yến sào. Quả vậy, tổ yến là quà tặng tuyệt vời mà thiên nhiên dành cho sức khỏe con người. Tổ yến có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can, thận, phế, nhuận táo, thông tiện,… Dùng tổ yến không chỉ để bồi bổ sức khỏe mà còn là phương pháp hiệu quả;để hạn chế tối đa tình trạng can thận tinh huyết không đủ, dẫn đến hoa mắt, tóc bạc sớm, hông gối tê yếu; âm dịch không đủ dẫn đến ruột táo tiện bí, tiểu khó,…

… cho đến món quà sức khỏe khi tuổi già


  Thành phần tổ yến không chỉ giàu protein (45-55%) mà còn có 18 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Trong đó có một số axit amin có hàm lượng cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da. Cystein, Phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu. Glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp… Ngoài ra, tổ yến còn chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết để duy trì sức khỏe người cao tuổi. Có thể kể đến như canxi và sắt, tốt cho sự phát triển tế bào máu và xương; mangan, brôm, đồng, kẽm là các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ; Threonine hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn vết nám và bảo vệ da,…

 Các lợi ích mà tổ yến mang đến cho người cao tuổi không chỉ về thể chất mà còn về trí não: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine). Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận). Hãy sử dụng tổ yến ngay hôm nay! Với những công dụng tuyệt vời này của yến sào,;lựa chọn “thực phẩm vàng” này để chăm sóc sức khỏe;cho cả gia đình ngay hôm nay là điều vô cùng hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét