Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Tổ yến sào và công dụng hỗ trợ cải thiện bệnh hen suyễn ở trẻ

Công dụng của tổ yến với bệnh hen suyễn ở trẻ rất tốt. Nhờ những thành phần dưỡng chất, dược tính cao, lành tính, tổ yến đang là một trong những thực phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị được người tiêu dùng đánh giá cao. Hiện nay tổ yến ngoài được áp dụng để chế biến món ăn thì tổ yến còn được sử dụng trong Y học và bào chế dược phẩm.  


Hen suyễn ở trẻ nhỏ, mối lo của nhiều bậc phụ huynh


Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính do viêm hoặc co cơ bất thường các ống khí quản và phế quản. Lớp niêm mạc của các ống này bị kích thích và tiết ra các tế bào nhầy và trắng vào khí quản, làm cho khí quản bị thu hẹp. Ở một số bệnh nhân, tình trạng này xảy ra để đáp ứng với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, bụi, phấn hoa, khi tập thể dục, hoặc khói thuốc lá. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Hen suyễn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen suyễn cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen. Ở trẻ em, hen suyễn có thể tiến triển ở 4 mức độ nguy hiểm dưới đây:



  • Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
  • Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
  • Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
  • Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

Những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn trẻ nhỏ


Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành hen gia tăng nhanh: Malaysia 9,7%, Philippines 11,8%, Thái Lan 9,2%, Singapore 14,3%, Việt Nam khoảng 5%. Tử vong do hen mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca. Trong con số 3000 trên, có phân nửa là trẻ em. Bị hen suyễn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
  • Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm trong bệnh viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.
  • Nhiễm khuẩn phế quản: Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Còn gọi là bệnh khí phế thũng.
  • Tràn khí màng phổi và trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ.
  • Tâm phế mạn tính: Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài, đưa đến thiếu ôxy não. Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng.
  • Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ.
Biến chứng của hen suyễn còn nặng nề hơn ở đối tượng nhỏ tuổi. Do đó những người bị bệnh hen suyễn và mọi người trong toàn xã hội cần có sự hiểu biết để có ý thức điều trị tận gốc bệnh hen ngay từ những giai đoạn đầu tiên của bệnh.

Phương pháp hạn chế hen suyễn ở trẻ


Để phòng bệnh hen, nên tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen như: bắt đầu ngay từ trong phòng ngủ của trẻ, không dùng thảm; không nuôi súc vật; các bậc phụ huynh không hút thuốc lá trong nhà; không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi; vệ sinh chăn nệm và phòng ở thường xuyên; hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản; hàng năm nên cho trẻ tiêm phòng cúm. Đối với những trẻ bị hen do khí hậu, nếu có thể thì chuyển trẻ đến nơi ở có môi trường khí hậu trong lành hơn. Khi trẻ lên cơn hen cấp thì đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.

Nếu trẻ lên cơn hen nhẹ, dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: Ventolin, Atrovent, Bricanyl,… Các loại thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Sử dụng dược phẩm cần được tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghĩ ngơi trong 1 giờ.





Sử dụng tổ yến cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em


Tổ tổ yến tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ để cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể khó hấp thu, giúp trẻ tăng cường sức khỏe để đề kháng các loại bệnh cũng như nhanh hồi phục các tổn thương trong cơ thể chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng tổ yến sào, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng. Theo những nghiên cứu y học cổ truyền, trong tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận. Tổ yến có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết, thổ huyết, viêm dạ dày thực quản gây nôn, lỵ và sốt rét kéo dài, lao phổi…

 Với những trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: hen, suyễn, viêm phổi, phế quản,…tổ tổ yến có tác dụng rất tốt trong việc điều trị, chữa bệnh suy nhược cơ thể, lao phổi, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ bằng tổ yến sào. Tác dụng của tổ yến với bệnh hen suyễn rất tốt do trong tổ yến chứa các thành phần phong phú.   Tuy nhiên người tiêu dùng cần lưu ý với trẻ em 12 tháng tuổi thì không nên sử dụng. Trẻ ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, trẻ khó hấp thu, dễ bị dị ứng với yến sào. Ở các độ tuổi lớn hơn, trẻ sử dụng tổ yến rất tốt, không chỉ hỗ trợ điều trị được hen suyễn mà còn phát triển cả thể chất và trí tuệ, giúp trẻ có được chất lượng cơ thể cao.

 Tổ tổ yến là thực phẩm tuyệt vời bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Đặc biệt, tổ yến rất tốt cho những người viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn ở trẻ em. Bất kì ai cũng đều hiểu, tổ yến rất đắt, thậm chí còn được so sánh với “vàng ròng” của biển cả. Thế nhưng, ít ai biết được, trên thực tế, tổ yến tuy đắt nhưng lại “ sắc ra miếng” bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Lo ngại về vấn đề chi phí và thời gian, không ít người có nhu cầu ăn yến vẫn luôn giữ trong lòng “ ” và khi đã có tác dụng như vậy thì họ có nên giảm chi phí cùng tiền bạc để mua tổ yến bổ dưỡng không?.

Sử dụng tổ yến sau bao lâu thì có công dụng?


Bác chia sẻ: “ Với một người đã từng ăn yến khá nhiều và là loại thực phẩm được không ít khách hàng đã sử dụng, tôi cảm thấy ăn yến chỉ khoảng 1,2 lần là có tác dụng và cảm nận được sự khác biệt hoàn toàn. Tôi cảm thấy sảng khoái hơn,, khỏe mạnh hơn”. Tại sao ăn yến lại có tác dụng và hiệu quả nhanh chóng đến như vậy? Bởi thành phần của tổ yến được biết đến ở dạng khá dễ dàng hấp thụ. Các thành phần của tổ yến đóng vai trò như một dạng hoormone vậy, ngay khi vừa được đưa vào cơ thể sẽ dung nạp ngay lập tức. Đặc biệt, đối với những người bệnh hay người mới ốm dậy, người có thể lực mệt mỏi sẽ dễ dàng cảm nhận rất nhanh, chỉ trong vòng 1-2 lần sau khi sử dụng.

 Còn đối với những người khỏe mạnh vì cơ thể họ đang rất khỏe mạnh nên cần phải cảm nhận rất lâu và thật tinh tế thì mới rõ được. Còn đối với những người sử dụng tổ yến để làm đẹp thì thời gian yến mang đến hiệu quả sẽ chậm hơn một chút bởi cần phải có rất nhiều thời gian để những thay đổi về gốc rễ bên trong mới có thể biểu hiện ra từ bên ngoài được. Việc dùng tổ yến để làm đẹp chủ yếu phục vụ cho phụ nữ và được xuất phát từ bên trong, trừ khi bạn có tinh thần thoải mái và thật sự tự tin thì vẻ đẹp mới thực sự toát ra từ bên ngoài. Một điều cũng cần lưu ý nữa là thời gian bao lâu thì yến có tác dụng cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có người hấp thụ nhanh, có người không. Ngoài ra, có một vấn đề khác là tâm lý và niềm tin của người ăn cũng ảnh hưởng đến thời gian yến có tác dụng.

 Những người tâm lý thoải mái và có niềm tin vào tác dụng của yến thì thời gian yến có tác dụng cũng sẽ nhanh chóng. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến chất lượng của các sản phẩm yến cũng ảnh hưởng khá lớn đến câu hỏi của độc giả về việc “ ăn tổ yến bao lâu thì có tác dụng”. Chắc chắn, câu trả lời sẽ không chính xác nếu như bạn mua phải loại yến kém chất lượng. Do đó, bạn cần phải đảm bảo rằng, sản phẩm tổ yến đó thật và chính hãng với các phẩm chất tốt nhất.




Thời gian ăn yến có tác dụng cho từng đối tượng


Ăn yến bao lâu thì có tác dụng hay việc bao lâu thì ăn tổ yến 1 lần sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa, độ tuổi, tiềm lực kinh tế, giới tính, hoàn toàn không thể áp dụng chung chung cho tất cả đối tượng. Một số đối tượng dưới đây cần chú ý đến thời gian ăn yến như sau:

– Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi: Hàm lượng tổ yến bổ sung vào bên trong cơ thể chỉ bằng khoảng 1/4 so với lượng yến nạp vào cho người lớn, đủ để giúp cơ thể có thể củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cũng như giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tháng đầu tiên, bé nên được ăn mỗi ngày một lần. Tháng thứ hai, khi bé đã bắt đầu biết cảm nhận vị yến thì cho bé ăn yến kèm những món ăn đa dạng. Từ tháng thứ 3 trở đi, cứ khoảng 3 ngày thì bố mẹ cho bé dùng 1/4 chén yến. Đối với độ tuổi khoảng từ 4-12 tuổi thì nên bé ăn khoảng từ 1/2 chén yến để bé có được nguồn năng lượng quý giá cho học tập và hoạt động.

  – Đối với phụ nữ sử dụng tổ yến cho việc làm đẹp: Nên dùng yến khoảng 3 ngày một lần hoặc mỗi tuần 2 lần để có thể giúp da láng mịn, căng sáng, cải thiện vẻ đẹp sâu từ bên trong.

  – Đối với những người trường thành khỏe mạnh: Tùy vào công việc và sức khỏe, mỗi lần dùng yến thì cách khoảng 2-3 ngày một lần. Nếu như đang rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi thì có thể tăng tần suất sử dụng yến lên nhiều hơn, còn nếu đã cân bằng trạng thái thì nên giãn bớt thời gian ăn yến, khoảng 4-5 ngày dùng 1 lần là đủ.

Ăn yến bao lâu thì có tác dụng phụ thuộc vào cách chế biến yến


  Việc chế biến tổ yến cũng như cách ăn yến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cũng như thời gian sử dụng yến. Thông thường, yến mang đến tác dụng tốt nhất và phổ biến nhất chính là yến chưng đường phèn. Tuy nhiên, nếu làm sai cách thì các chất dinh dưỡng có trong yến sẽ bị mất đi. Quy tắc chế biến là không đường cho đường phèn trong khi đang chưng yến mà chỉ được cho trước khi chưng hoặc đã ngừng chưng. Thực hiện ăn yến như vậy sẽ giữ được trọn vẹn các thành phần có trong yến, đồng thời giúp không làm mất đi những dưỡng chất quý giá có trong yến.

 Thời gian sử dụng yến tốt nhất là trước khi đi ngủ buổi tối và buổi sáng sau khi đã thức dậy, lúc này bụng vẫn còn đói và cơ thể sẽ hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng và nên ăn khi yến vẫn đang còn nóng. Trên đây là những thông tin về việc ăn yến trong bao lâu thì có tác dụng mà nhiều quý độc giả vẫn thắc mắc, hi vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích nhất dành cho bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét